Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Sự công nhận của cấp trên

Tâm lý con người thường thích "cho và nhận", từ trẻ nhỏ đến người già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích được "sếp" khen trước tập thể về thành tích công việc của mình! Bạn thử tưởng tượng,nhân viênlàm tốt thì bạn chẳng nói gì, làm sai thì từ trên xuống dưới ai nấy đều biết, vậy thử hỏi ai còn hứng thú để cống hiến làm việc hết mình vì bạn nữa chứ? Nói thế không có nghĩa khen nhân viên là xong, bạn nên thể hiện sự công nhận đó bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo mong muốn của nhân viên: có nhân viên thì thích được sếp tăng lương, nhưng có người lại thích được giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn, v.v...

Một nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mình, vì họ quan niệm rằng: "không tiến ắt lùi". Nắm bắt nhu cầu này, bạn nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm. Dĩ nhiên, giải pháp đào tạo bao giờ cũng tốn kém, bạn cứ trăn trở liệu họ có  ở lại với mình không sau khi mình đã đầu tư quá nhiều? Vấn đề không phải là nên hay không nên đào tạo, mà là bạn phải biết chọn đúng người để đầu tư, dựa vào quá trình cống hiến của họ, phẩm chất đạo đức, và cam kết của cả hai bên sau đào tạo.

Hầu hết ở các doanh nghiệp, việc đánh giá năng lực làm việc của nhân viên được làm một cách máy móc và thủ tục, thiếu ý nghĩa cốt lõi là nhìn nhận, đánh giá và định hướng phát triển năng lực cho nhân viên.

Vì theo thủ tục nên từ ban đầu, mục tiêu công việc không được xác định rõ ràng, gây mơ hồ về mong đợi và cách triển khai. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện,quản lý và lãnh đạodễ rơi vào đánh giá, chỉ trích con người hơn là đánh giá công việc và thảo luận giải pháp khắc phục.

Một điều phổ biến khác là các buổi đánh giá thường mang tính tiêu cực, tập trung vào những sai lầm hay thất bại của nhân viên, thiếu sự động viên cho những thành công, điểm tích cực nên thường gây ra tâm lý căng thẳng, bức xúc ở cả người đánh giá lẫn người được đánh giá.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét