Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

 Quy chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp. Vậy xây dựng quy chế trả lương theo KPI như thế nào? 

1. Quy chế trả lương theo KPI là gì? 

Quy chế trả lương theo KPI được hiểu là văn bản nội bộ trong doanh nghiệp quy định về nguyên tắc, cách thức tính lương, chi trả lương cho nhân viên theo các chỉ số đánh giá về tính hiệu quả (theo KPI).

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xây dựng Quy chế trả lương theo KPI 

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xây dựng Quy chế trả lương theo KPI dựa trên các văn bản pháp lý dưới đây:

+ Bộ Luật Lao động năm 2019

+ Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp động lao động đã ký.

3. Lợi ích khi xây dựng Quy chế trả lương theo KPI 

Lợi ích của quy chế trả lương theo KPI

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tính lương, trả lương đối với cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. 

Thứ hai, giúp đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba, giúp cấp quản lý đưa ra chế độ lương thưởng hợp lý, từ đó, có thể tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

Thứ tư, góp phần giúp đội ngũ nhân viên có cái nhìn tổng quan về mục tiêu công việc, các nhân tố quan trọng và các công việc ưu tiên cần làm trước để hoàn thành mục tiêu.

4. Một số điều khoản cơ bản trong Quy chế trả lương theo KPI 

Một là các điều khoản về phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh của quy chế lương.

Hai là quy định về quỹ lương và nguyên tắc chi trả.

Ba là quy định về thang bảng lương theo hệ thống chức danh.

Bốn là quy định về cách thức tính chi trả lương cho từng lao động.

Năm là các điều khoản quy định về thời điểm và quy trình tính trả lương và các chính sách lương đặc biệt.

Sáu là xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất công việc, tiêu chí xác định KPI.

Bảy là quy định về cơ chế thưởng (nếu có).

Tám là quy định về việc ban hành, áp dụng và việc đánh giá, sửa đổi, bổ sung quy chế.

Lời kết: Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về quy chế trả lương theo KPI và xây dựng một quy chế phù hợp nhất. 


 Công cụ DISC bao gồm 4 nhóm tính cách chính thông qua các chữ cãi D-I-S-C. Cùng tìm hiểu từng chữ cái trong bài viết này nhé!

1. D - Dominance (Thống trị) 

D - Dominance là thống trị, cũng là đại diện của nhóm tính cách này. Quyền lực và chiến thắng luôn là khao khát của nhóm D. Nhóm này thường có tài bao quát và khả năng đánh giá, phân tích cùng cái nhìn đa chiều. Sự tin tin là đặc điểm dễ nhận thấy từ nhóm D thống trị. 

Bên cạnh đó, họ cũng thẳng thắn, bộc trực và đi thẳng vào vấn đề. Người thuộc nhóm D của DISC sẽ cố gắng hiện thực hóa ý tưởng bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và ý chí mạnh mẽ. 

2. I - Influence (Ảnh hưởng) 

Đúng như tên gọi, I là nhóm người giỏi việc tác động hoặc thuyết phục đối phương khác. Động lực để làm việc của họ là sự công nhận từ xã hội. Những người này thường tham gia vào các hoạt động theo nhóm với mạng lưới mối quan hệ rộng. Tạo ra sự hợp tác là ưu tiên hàng đầu để phát huy hết tiềm năng của mỗi người. 

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng cũng là điểm yếu của nhóm tính cách I trong một số tình huống. Họ rất sợ mất đi vai trò ảnh hưởng của mình. Khi bị lờ đi hoặc bị từ chối sẽ dễ khiến nhóm tính cách này cảm thấy tổn thương. 

3. S - Steadiness (Kiên định) 

Nhóm người S luôn thu hút những lời mời hợp tác bởi sự chân thành, đáng tin cậy và gắn bó lâu dài. Trong mọi tình huống, họ có xu hướng bình tĩnh, thận trọng và cân nhắc mọi vấn đề. Bên cạnh đó, họ thường có công việc mang tính lâu dài và thích giúp đỡ người khác. 

Hơn thế, ai thuộc nhóm S cũng nên điều chỉnh trong từng hoàn cảnh. Đôi khi tính cách trung thành, khiêm tốn sẽ buộc họ vào tình huống khó khăn. Hãy rèn luyện sự tự tin và bộc lộ cảm xúc thật!

4. C - Conscientiousness (Tuân thủ) 

Nói về nhóm tính cách C, họ rất tập trung, theo sát quy trình làm việc nên kết quả đạt chất lượng cao. Vai trò của các cá nhân này được khẳng định thông qua chuyên môn và năng lực thực sự. Họ cũng thích làm việc trong môi trường độc lập với tư duy logic. 

Tuy nhiên, do thường làm việc rập khuôn nên họ sẽ có điểm yếu như sợ sự kỳ thị, sợ bị chỉ trích hay bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ. Lời khuyên dành cho nhóm người này là hãy chấp nhận cảm xúc, phản ứng của người khác và mở rộng, tầm nhìn, không nên quá chú trọng tiểu tiết.

Lời kết: Trên đây là những đặc điểm cơ bản của 4 nhóm tính cách trong DISC. Vậy bạn thuộc nhóm nào? Chia sẻ với chúng mình nhé!


 Trắc nghiệm tính cách DISC được biết đến là một công cụ hữu ích trong quá trình tìm hiểu bản thân. Vậy cụ thể DISC là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Trắc nghiệm DISC là gì? 

DISC là gì? DISC là viết tắt của 4 từ tiếng Anh bao gồm D - Dominance (sự thống trị), I - Influence (ảnh hưởng), S - Steadiness (bền vững) và C - Compliance (tuân thủ). Đây là công cụ đánh giá cá nhân giúp xác định tính cách tại một thời điểm nhất định qua hành vi của họ. Qua đó, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và hiệu suất sẽ cải thiện hơn.

Mô hình DISC được ứng dụng rộng rãi trong quá trình nhận biết và nắm bắt hành vi của con người. DISC do nhà tâm lý học William Moulton Marston khởi xướng vào những năm 1920 dựa trên ý tưởng rằng mỗi người sẽ có xu hướng tương tác khác nhau với thế giới rộng lớn.

Ngôn ngữ chung sử dụng để giải thích DISC là gì phổ biến với mọi đối tượng. Điều này giúp mọi người hiểu sâu hơn về bản thân và cách họ tương tác. Tùy thuộc nhóm tính cách của mỗi người, họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay thích lựa chọn an toàn hơn.

2. Cách thức vận hành của mô hình DISC

Mô hình DISC được thiết kế để đo lường các khía cạnh trong đặc điểm tính cách của con người. Và các yếu tố như IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc), sức khỏe tinh thần, năng khiếu, … không được đo lường trong trắc nghiệm DISC.

Mô hình DISC mô tả xu hướng hành vi của con người trong những tình huống khác nhau. Ví dụ như cách một ngời ảnh hưởng hay thuyết phục người khác, phản ứng với các nguyên tắc và quy trình, ... Qua thực hiện bài test, bạn có thể nhận thức rõ hơn về sở thích, khuynh hướng hay kiểu hành vi của bản thân. 

Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về trắc nghiệm tính cách DISC. Đây là một bài test thú vị mà bạn nên thử để tìm ra nhóm tính cách của bản thân nhé!

   KPI là gì? Có các cấp độ KPI nào trong doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi chúng ta thường thấy về KPI. Vậy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! 

1. KPI là gì? Cách xác định chỉ số KPI

"KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả công việc. Hiểu đơn giản đây là công cụ đo lường chất lượng công việc qua các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ, số liệu cụ thể theo thời gian". 

Từ định nghĩa, quá trình tạo ra KPI phải gắn liền với một mong muốn trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Các câu hỏi để xác định chỉ số KPI như: 

+ Công ty mong muốn có kết quả gì? Tại sao? 

+ Cách thức đo lường và tác động đến quá trình đạt được kết quả đó là gì? 

+ Ai là người sẽ chịu trách nhiệm? 

+ Xem xét và đánh giá quy trình đạt mục tiêu như thế nào? 

+ Cách thức để biết bạn hay phòng bạn của bạn đã đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra? 

2. Các cấp độ KPI trong doanh nghiệp 

2.1 KPI công ty 

Chỉ số KPI ở cấp công ty tập trung vào "bức tranh" tổng thể và hiệu suất kinh doanh của toàn thể doanh nghiệp. Do đó, KPI công ty là bộ KPI cấp cao, hướng tới mục tiêu chung và mang tính chiến lược. 

Để xây dựng KPI này, không chỉ cần một tầm nhìn bao quát, các CEO cũng phải có cái nhìn chi tiết, xuất phát từ các khía cạnh và các vấn đề trong doanh nghiệp. Nếu đi quá rộng hay chung chung, KPI sẽ không thể nào được đo lường một cách chính xác, sát với tình hình thực tiễn. 

2.2 KPI phòng ban

Một doanh nghiệp có nhiều phòng ban khác nhau như kinh doanh, nhân sự, kỹ thuật, ... với tính chất công việc riêng. Vì vậy, mỗi phòng ban này sẽ xây dựng và triển khai bộ chỉ tiêu KPI không giống nhau. 

2.3 KPI cá nhân

KPI cá nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào KPI phòng ban. Đây sẽ là chỉ số KPI cụ thể để trực tiếp đo lường hiệu quả công việc, tiến độ của từng nhân viên trong doanh nghiệp. 

Lời kết: Trên đây là KPI và các cấp độ KPI thường thấy trong doanh nghiệp. Hãy sử dụng KPI một cách thông minh để tối ưu hiệu quả nhé!

 Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, thước đo tài chính gần như là thước đo quan trọng nhất. Vậy thước đo này có gì thú vị? 

Thước đo tài chính (Financial) 

Với thước đo này, BSC giúp doanh nghiệp đo lường và kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của một hoạt động nào đó. 

Trong giai đoạn trước, doanh nghiệp chỉ dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động đó là số tiền thu được. Con số này lớn nghĩa là doanh nghiệp đang ổn định còn ngược lại là nguy cơ sụp đổ cao.

Nhưng với cấu trúc BSC, tài chính không còn là thước đo duy nhất cần quan tâm. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại những rủi ro gây phá sản. 

Bên cạnh thước đo tài chính, trong cấu trúc BSC còn có 3 thước đo chính khác là thước đo khách hàng, thước đo quá trình hoạt động nội bộ và thước đo học tập & phát triển. Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu, 4 thước đo này có thể độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền chọn thực hiện hay bỏ qua một tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. 

 Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cần thiết và áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô và mục tiêu chiến lược của công ty mà các CEO sẽ lựa chọn hệ thống quản lý phù hợp. Vậy doanh nghiệp nào nên áp dụng BSC? 

1. Doanh nghiệp sản xuất hoạt động với quy mô vừa và lớn

Hệ thống các phòng, ban cùng các dây chuyền sản xuất lớn chính là lý do những doanh nghiệp này nên áp dụng BSC. Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ được sử dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt toàn công ty. Điều này giúp ban lãnh đạo và các nhân viên hình dung rõ hơn về các mục tiêu sắp tới (trong tương lai) của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề

Bởi vì hoạt động ở nhiều lĩnh vực nên đôi khi doanh nghiệp sẽ thiếu sự bao quát. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp đầu tư và thực hiện mục tiêu một cách dàn trải. Vì vậy, BSC sẽ là cầu nối tập trung lại các kế hoạch mục tiêu và sắp xếp thứ tự thực hiện chúng một cách hợp lý nhất.

3. Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vốn nhà nước thường có quy mô lớn nên việc sử dụng BSC là cần thiết và phù hợp. BSC sẽ được áp dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt công ty để mọi thành viên hình dung về những mục tiêu của doang nghiệp. 

4. Tổ chức phi lợi nhuận

Đây là dạng đơn vị điển hình khi áp dụng Thẻ điểm BSC. Do mục tiêu của tổ chức hướng tới là các thành tựu ngoài lợi nhuận nên các khía cạnh của BSC như khách hàng, đào tạo, phúc lợi, … sẽ được phát huy một cách tối ưu nhất. 

Lời kết: Nhìn chung những doanh nghiệp nên ứng dụng BSC là những doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp đa ngành nghề, ... Đây đều là những đơn vị có bộ máy tổ chức dần phức tạp hơn. 



  Trở thành chuyên gia BSC/KPIs trong doang nghiệp đang dần trở thành xu hướng. Mặc dù khái niệm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng có thể nhận ra tiềm năng phát triển của "nghề" này. 

Ứng dụng BSC/KPI là sự phát triển tất yếu trong quản trị doanh nghiệp

Trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động như hiện nay, gia tăng doanh thu, lợi nhuận chưa hẳn là tốt. Đôi khi chỉ số tài chính chỉ mang tính ngắn hạn, không phản ánh được chiến lược của doanh nghiệp.

Thay vào đó, tính cân bằng và sự phát triển bền vững sẽ là những tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm. Vậy nên, việc ứng dụng BSC/KPIs gần như trở thành xu thế.

Trong số liệu khảo sát của Vietnam Report, số lượng doanh nghiệp có kế hoạch ứng dụng BSC tại Việt Nam là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng BSC vào thực tiễn đòi hỏi chuyên môn, bài bản, nghiêm túc và lâu dài. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mời chuyên gia tư vấn.

Thế nhưng, bởi sự khan hiếm về số lượng chuyên gia có kinh nghiệm cũng như phương pháp luận để triển khai hiệu quả, chi phí cho việc mời chuyên gia cố vấn là không hề nhỏ. Và giải pháp cho bài toán ứng dụng BSC&KPI tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm là sở hữu những chuyên gia BSC và KPI nội bộ.

Nếu trở thành chuyên gia BSC/KPI nội bộ, đồng nghĩa với việc sở hữu một lợi thế cạnh tranh, mở đường cho sự phát triển của bản thân. Vậy tại sao bạn không trở thành một chuyên gia BSC/KPIs?