Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

 Có hàng nghìn cuốn sách hay về quản trị nhân sự mà bạn có thể đọc và trò chuyện cùng tác giả. Trong bài viết này là 12 quyển sách nhân sự hay dành cho nhà quản lý cấp cao, CEO, … mà bạn không thể bỏ lỡ. 

1. Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp - Tác giả: Whitney Johnson

“Kỹ năng quản lý nhân sự” là quyển sách hay về quản trị nhân sự nên có của bất kỳ nhà quản trị nào. Cuốn sách là tác phẩm tuyệt vời của Whitney Johnson, người từng có 20 năm huấn luyện, đầu tư và tư vấn trong ngành Quản trị nhân sự. 

Theo đó, “Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp” là một cuốn sách must-have cho các nhà quản lý muốn giúp các thành viên trong nhóm học hỏi, phát triển và nhận ra tiềm năng của họ. 

2. Nghệ thuật quản lý nhân sự - Tác giả: Welby Altitor

Welby Altidor từng là cựu giám đốc sáng tạo của “gánh xiếc tỷ đô” Cirque du Solei. Ông là tác giả của cuốn sách “Nghệ Thuật Quản Lý Nhân Sự” với những chia sẻ độc đáo và thú vị dành cho nghề nhân sự. 

Cuốn sách giúp bạn tìm lời giải cho câu hỏi: “Làm sao để tạo ra hoặc nuôi dưỡng một nền văn hóa sáng tạo tại nơi làm việc? Làm sao để tận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo để khiến doanh nghiệp của chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn?”

3. Blog nhân sự - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Nếu bạn đang tìm kiếm sách hay về quản trị nhân sự thì đừng bỏ lỡ “Blog Nhân sự” của tác giả Nguyễn Hùng Cường. Sách “Blog nhân sự” là một trong những dự án nhằm hiện thực sứ mệnh Quản trị tri thức cho Cộng đồng nhân sự của anh Cường. Đây là series 4 quyển sách với những chủ đề khác nhau dành cho những ai gắn với từ HR. 

Trong đó, quyển 4 sẽ dành cho nhà quản lý. Với quyển 4, bạn sẽ được đọc hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Bạn sẽ được nhìn thấy một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào từng chi tiết của bức tranh đó. 

4. Thuật quản trị - Tác giả: Brian Tracy

Với cuốn sách “Thuật quản trị”, chuyên gia phân tích Brian Tracy sẽ cung cấp 21 mẹo giúp bạn có được kỹ năng quản lý hiệu quả như cách tổ chức các cuộc họp hiệu quả, thúc đẩy tinh thần đồng đội, … Một quyển sách hay về quản trị nhân sự mà bạn không thể bỏ qua!

5. Quản trị nhân sự đúng - Tác giả: Barbara Mitchell & Cornelia Gamlem
6. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0 - Tác giả: Ravin Jesutthasan & John Boudreau
7. 101 Tình Huống Nhân Sự Nan Giải - Tác giả: Paul Falcone
8. KPI: Công Cụ Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả - Tác giả: Ryuichiro Nakao
9. Tư Duy Mới Về Quản Trị Nhân Sự - Tác giả: Sakai Joe
10. Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp - Tác giả: Jonathan Raymond

Tìm hiểu thêm về sách hay quản trị nhân sự tại đây!


 Bạn là sinh viên nhân sự mới ra trường hoặc người mới chuyển sang vị trí HR và bạn đang tìm kiếm những cuốn sách hay để thêm kiến thức. Đừng bỏ qua top 5 quyển sách nhân sự hay trong bài viết này nhé!

1. Blog Nhân sự quyển 1, quyển 2 - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Sách nhân sự Nguyễn Hùng Cường quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của anh về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên nhân sự mới ra trường và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr. Đây sẽ là những chỉ dẫn khá tốt dành cho mọi người khi đặt câu hỏi muốn tiếp cận nghề như thế nào.

Quyển sách nhân sự này còn phù hợp với những người muốn nhìn lại con đường nghề, đánh giá lại bản thân và tìm ra những thủ thuật mới, cái nhìn mới khi tiến hành những công việc đã thân thuộc với mình. Vì vậy, đọc “Blog Nhân Sự” quyển 1 và quyển 2 để chiêm nghiệm là một lời khuyên dành cho tất cả những ai muốn gắn bó với 2 từ nhân sự.

2. Quản trị nguồn nhân lực - Tác giả: PGS.TS. Trần Kim Dung

“Quản trị nguồn nhân lực” là cuốn sách nhân sự cơ bản dành cho những người mới bắt đầu làm nhân sự. Theo cuốn sách này, trọng tâm của quản trị nhân sự là người lao động - nhân tố ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, tổ chức, … 

Cuốn sách nhân sự hay và phù hợp với các giám đốc, nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm tối ưu hóa hoạt động; nhân viên thực thi công việc; các chuyên gia nhân sự tư vấn, hỗ trợ các giám đốc; người lao động không thuộc sự quản lý của nhà quản trị nhân sự. 

3. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0 - Tác giả: Ravin Jesuthasan & John Boudreau

Cuốn sách nhân sự của tác giả Ravin Jesuthasan & John Boudreau sẽ phân tích bức tranh nghề nghiệp trong tương lai. 

“Nguồn nhân lực trong thời đại 4.0” sẽ cho bạn những chỉ dẫn để áp dụng tự động hóa để tối ưu hoạt động kinh doanh của tổ chức. Cấu trúc bốn bước trong sách sẽ giúp các nhà lãnh đạo tự tin hơn trong việc xây dựng chiến lược kỹ thuật số và có được một lực lượng lao động sẵn sàng, nhanh nhạy và gắn kết trong tương lai. 

Trên đây là top 3 quyển sách nhân sự dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm thì tham khảo 3 tựa sách này nhé!

 Bản đồ chiến lược là nhân tố quyết định đến sự thành công trong việc áp dụng BSC vào quản trị của tổ chức. Vậy làm thế nào để xây dựng bản đồ chiến lược trong BSC. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Xây dựng bản đồ chiến lược là gì? 

Xây dựng bản đồ chiến lược là việc trình bày bằng sơ đồ trong một trang giấy về điều doanh nghiệp cần làm trong từng viễn cảnh (thước đo) để thực thi thành công chiến lược của mình. “Điều cần làm” là các mục tiêu cho từng viễn cảnh bao gồm: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển.

2. Cách thức xây dựng bản đồ chiến lược hiệu quả

Để xây dựng bản đồ chiến lược, cần phải thực hiện 3 bước: 

- Bước 1: Thu thập và xem xét thông tin nền tảng

- Bước 2: Phát triển mục tiêu cho từng viễn cảnh

- Bước 3: Liên kết các mục tiêu trong các viễn cảnh

2.1 Thu thập và xem xét các thông tin nền tảng

Bước đầu tiên để xây dựng bản đồ chiến lược là mỗi tổ chức cần phải xây dựng một đội nhóm các nhà lãnh đạo phụ trách chuyên biệt và có cam kết cao. Các thành viên trong nhóm cần được tiếp cận và xem xét thông tin đến từ mọi bộ phận để có thể nhìn tổng quan về toàn bộ tổ chức.

2.2 Phát triển mục tiêu cho từng viễn cảnh (thước đo) trong BSC

Mỗi doanh nghiệp sẽ có bản đồ chiến lược riêng biệt. Vậy nên, quá trình thu thập và xem xét các thông tin đòi hỏi nhóm phụ trách phải dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc nhất.

2.3 Liên kết các mục tiêu trong các viễn cảnh (thước đo)

Bốn khía cạnh trong bản đồ chiến lược phải được đảm bảo cân bằng, hài hòa với nhau; hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Thước đo học tập và phát triển là nền tảng cơ bản nhất của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của viễn cảnh quy trình nội bộ.

Từ đó, mang lại tập hợp giá trị trong viễn cảnh khách hàng, cải thiện kết quả kinh doanh và giúp hoàn thiện mục tiêu trong viễn cảnh tài chính của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp sẽ được định giá cao hơn và mọi đối tác cũng đều được hưởng lợi.

Trên đây là cách thức xây dựng bản đồ chiến lược trong BSC. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ ràng từng bước nhé!

 Trong suốt quá trình phát triển từ năm 1992 đến nay, Thẻ điểm cân bằng (BSC) đã trải qua 4 giai đoạn phát triển với những quan điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Giai đoạn 1: Kiểm soát

Tư duy của thế hệ thứ nhất giải quyết các vấn đề về quản lý kiểm soát. Với phương thức tiếp cận này, mục tiêu hướng tới là kiểm soát công việc chung trong tổ chức và các cá nhân tuân thủ, hoàn thành công việc đặt ra. Tiếp cận về kiểm soát sẽ phù hợp trong môi trường sản xuất giản đơn, mức độ cạnh tranh thấp.

2. Giai đoạn 2: Thúc đẩy hiệu suất

Giai đoạn thứ hai được ra đời khi nhu cầu phát triển của tổ chức tăng lên và mức độ cạnh tranh lớn hơn. Việc kiểm soát và nhân sự không còn tạo ra kết quả vượt trội trên thị trường. Giờ đây, bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo là “làm thế nào để thúc đẩy hiệu suất của cá nhân và toàn bộ tổ chức".

Thẻ điểm cân bằng (BSC) thế hệ tiếp theo ra đời, trọng tâm là một số thước đo quan trọng. Chúng hay được gọi là KPI hoặc CSF. Đây là những chỉ số hàng đầu để đo lường hiệu suất hay thể hiện kết quả công việc. 

3. Giai đoạn 3: Quản lý chiến lược mang tính hệ thống

Tư duy về Thẻ điểm cân bằng thứ ba là việc thực hiện chiến lược hệ thống và bài bản. Các Thẻ điểm cân bằng chiến lược này đề cập đến những gì Kaplan và Norton đặt ra để giải quyết: chiến lược, quản lý và thực hiện chiến lược. Đó không đơn thuần là một tập hợp các thước đo mà là một hệ thống quản lý.

Với thế hệ thứ ba, BSC được thiết kế để nắm bắt chiến lược, sắp xếp các nguồn lực và tổ chức một cách có hệ thống. 

4. Giai đoạn 4: Tiếp cận hướng con người và sự thích ứng

Giai đoạn hoàn thiện nhất của Thẻ điểm cân bằng là về tiếp cận con người và sự thích ứng. Hiểu đơn giản là BSC tập trung vào tính con người với một mô hình đề cao tính học hỏi. Học tập là nền tảng của tư duy Thẻ điểm cân bằng (BSC). Bên cạnh đó là thúc đẩy quá trình tổ chức học hỏi từ chiến lược và có nhiều khả năng phản ứng hơn trước những thay đổi của môi trường.

Trên đây là 4 giai đoạn phát triển của Thẻ điểm cân bằng BSC - một công cụ quản trị hàng đầu hiện nay. 

 Sau khi thu thập và xem xét các thông tin nền tảng, điều mà doanh nghiệp cần làm là phát triển mục tiêu cho từng viễn cảnh trong bản đồ chiến lược BSC. Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

1. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh tài chính

Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng (BSC) không thể hoàn thiện nếu thiếu mục tiêu và thước đo tài chính đối với hiệu suất. Thước đo tài chính được coi là phần cần tập trung thời gian để xây dựng một cách kỹ lưỡng nhất.

Hai tiêu chí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp là khả năng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Khi phát triển mục tiêu cho thước đo tài chính của bản đồ chiến lược, hầu như doanh nghiệp nào theo đuổi lợi nhuận cũng sẽ tập trung tăng trưởng doanh thu và năng suất để tạo ra giá trị lớn hơn.

2. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh khách hàng

- Mục tiêu dẫn đầu về sản phẩm

Những công ty dẫn đầu về sản phẩm thường tập trung vào việc tạo ra dòng sản phẩm mới, nhằm mang lại tính năng hữu ích cho khách hàng. Khi sản xuất ra các sản phẩm được khách hàng liên tục đánh giá cao và công nhận sự ưu việt thì chính là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty.

- Mục tiêu trong vận hành

Các mục tiêu trong bản đồ chiến lược mà tổ chức sử dụng để theo dõi như sự tăng trưởng, giá, sự lựa chọn, sự tiện lợi, .....

- Mục tiêu hướng tới khách hàng

Với mục tiêu hướng tới khách hàng, doanh nghiệp nên hướng tới các nhân tố như: thấu hiểu khách hàng, sự thâm nhập, số lượng giải pháp được đưa ra hay văn hóa của việc định vị khách hàng thành công, ... 

3. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh quy trình nội bộ

Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ, học tập và phát triển sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược.

- Các quy trình quản lý khách hàng

Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng gồm chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.

- Các quy trình quản lý nghiệp vụ

Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.

- Các quy trình đổi mới, cải tiến

Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.

- Các quy trình điều chỉnh và xã hội

Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …

4. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh học tập và phát triển

Với thước đo học tập và phát triển, doanh nghiệp có thể xác định những hoàn cảnh về năng lực công nghệ hay tổ chức thúc đẩy sự xuất sắc trong quản lý vận hành. Viễn cảnh này gồm 3 nguồn vốn chính: vốn con người, vốn tổ chức và vốn thông tin.

 Xây dựng chỉ tiêu KPI với nguyên tắc SMART là một trong những gợi ý mà nhà lãnh đạo nên xem xét khi tiến hành áp dụng KPI trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nguyên tắc xây dựng KPI nhé!

1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược

Tạo ra mục tiêu chiến lược là bước quan trọng trong xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART. Nếu như kế hoạch, hành động thường biến động theo tình hình thực tế thì các mục tiêu chiến lược có sự ổn định hơn rất nhiều.

Để xây dựng các mục tiêu chiến lược, cần căn cứ dựa trên tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển cũng như tham vọng của tổ chức. Mục tiêu chiến lược cần hướng tới những điều trong dài hạn. Với các mục tiêu chiến lược trên, bạn cần tạo ra một bản kế hoạch thực hiện đơn giản, trực quan và khái quát được các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất. 

2. Biến các mục tiêu trở thành SMART

Ứng dụng SMART mang lại những giá trị tích cực trong công việc. Vì vậy, doanh nghiệp nên biến các mục tiêu trở nên SMART để đưa doanh nghiệp tiến nhanh về phía trước với tối ưu nguồn lực, chi phí bỏ ra.

3. Xác định KPI để theo dõi và đo lường thành công của mục tiêu đặt ra

Nếu mục tiêu là điều mà tổ chức muốn đạt được thì KPI là giá trị hay kết quả mà đội nhóm cần hướng tới để hoàn thành mục tiêu. Do đó, khi thiết lập và hướng tới mục tiêu, bạn cần thiết lập KPI để theo dõi, đo lường thành công của mục tiêu đó. KPI sẽ giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.

4.. Thiết lập kế hoạch hành động

Để xây dựng KPI theo SMART hiệu quả, bạn cần tạo lập kế hoạch hành động cụ thể. Bản chất của nguyên tắc SMART là hệ thống giúp xác định mục tiêu cụ thể, chính xác và phù hợp hơn. Tuy nhiên, áp dụng SMART mà không hành động thì cũng không giúp đội ngũ đạt được KPI.

5. Theo dõi các chỉ tiêu KPI thường xuyên

Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART sẽ không hiệu quả nếu không được nhìn nhận một cách linh hoạt. Theo dõi thường xuyên không chỉ giúp nhà quản lý có thể đánh giá, nhận diện kết quả công việc, hiệu suất của nhân viên mà còn giúp bạn thay đổi, điều chỉnh KPI kịp thời.

Trên đây là nguyên tắc xây dựng KPI trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn sẽ biết cách để cho KPI phát huy hiệu quả tốt nhất nhé!

 Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART là một trong những gợi ý mà nhà lãnh đạo nên xem xét khi tiến hành áp dụng KPIs cho tổ chức của mình. Vậy làm thế nào để xây dựng KPI theo SMART? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tạo nên các mục tiêu chiến lược

Tạo ra mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART. Doanh nghiệp có thể sử dụng mục tiêu chiến lược để định hướng, định vị cách áp dụng KPI phù hợp. 

Muốn xây dựng các mục tiêu chiến lược, bạn cần căn cứ dựa trên tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển cũng như tham vọng của tổ chức. Mục tiêu chiến lược cần hướng tới những điều trong dài hạn thay vì chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. 

Sau khi có các mục tiêu chiến lược, cần tạo ra một bản kế hoạch thực hiện đơn giản, trực quan và khái quát được các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất. 

2. Đưa các mục tiêu trở nên SMART

Ứng dụng SMART mang lại những giá trị tích cực trong công việc. Vì vậy, doanh nghiệp nên biến các mục tiêu trở nên SMART để đưa doanh nghiệp tiến nhanh về phía trước với tối ưu nguồn lực, chi phí bỏ ra.

  • S – Cụ thể: Giúp cụ thể, minh bạch hóa mục tiêu và giúp tránh nhầm lẫn, chệch hướng khi thực hiện mục tiêu
  • M – Đo lường: Giúp đo lường được chính xác tiến độ thực hiện công việc, hoàn thành mục tiêu
  • A – Khả thi: Giúp thiết lập mục tiêu có kỳ vọng, thử thách nhưng không trở thành vô vọng, bất khả thi đối với doanh nghiệp
  • R – Liên quan: Giúp liên kết các mục tiêu trong một bức tranh chung tổng thể
  • T – Giới hạn thời gian: Giúp tạo áp lực, cam kết đủ để mỗi cá nhân hoàn thành mục tiêu đúng hạn

3. Xác định KPI để theo dõi và đo lường hiệu quả của mục tiêu

Khi thiết lập và hướng tới mục tiêu, bạn cần xác định KPI để theo dõi, đo lường thành công của mục tiêu đó. KPI sẽ giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.

Trong xây dựng KPI, đối với mỗi mục tiêu, hãy tìm ra và gắn mục tiêu đó với KPI cụ thể để theo dõi và đo lường mục tiêu. Ngoài ra, bạn cần định vị cụ thể cho các KPI để xác định mục tiêu sẽ cần đạt được điều gì hay trông như thế nào.

4. Xây dựng kế hoạch hành động

Để xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART hiệu quả, bạn cần tạo lập kế hoạch hành động cụ thể. Bản chất của SMART là hệ thống giúp xác định mục tiêu cụ thể, chính xác và phù hợp hơn. Tuy vậy, áp dụng SMART mà không hành động thì cũng không giúp đội ngũ đạt được KPI.

5. Theo dõi KPI thường xuyên

Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART sẽ không hiệu quả nếu không được nhìn nhận một cách linh hoạt. Theo dõi thường xuyên không chỉ giúp nhà quản lý có thể đánh giá, nhận diện kết quả công việc, hiệu suất của nhân viên mà còn giúp bạn thay đổi, điều chỉnh KPI kịp thời.