Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

 KPI mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể những lợi ích này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. KPI giúp hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp

Nhờ báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai. Nghĩa là KPI giúp định hướng sản phẩm, dịch vụ và đánh đúng vào nhu cầu, tâm lý người tiêu dùng. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và khuyến khích nhân viên phát huy tối đa hiệu quả công việc. 

2. KPI đóng góp/ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

KPI giúp bạn nhận ra mình sai ở đâu và đưa ra quyết định có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn. Đây được cho là lý do quan trọng nhất giải thích tại sao KPI nên được sử dụng trong doanh nghiệp. 

Chỉ số KPI được thiết lập dựa trên mục tiêu chiến lược của công ty. Do đó, khi mỗi cá nhân hiểu rõ và có trách nhiệm với KPI của mình, họ cũng hướng tới thực thi mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh đó, KPI đảm bảo việc đánh giá hiệu suất công việc không cảm tính. Đồng thời, đảm bảo mọi công việc đi đúng định hướng đã đặt ra. 

3. KPI khuyến khích sự phát triển của mỗi cá nhân

Bằng cách giám sát hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo nên môi trường không ngừng học hỏi và tiến bộ. Dựa theo KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án. 

Bên cạnh đó, bản thân nhân viên khi tự giám sát hiệu suất công việc của mình và có giải pháp tự khắc phục tức thời, thì cũng dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Điều này là vô cùng quan trọng cho sự phát triển cá nhân. 

4. KPI cảnh báo nguy cơ không đạt mục tiêu trong doanh nghiệp

Khả năng cảnh báo từ KPI là hoàn toàn có thật. Nhờ vậy, ban lãnh đạo và các bên liên quan sớm điều chỉnh cho hợp lý trước khi mọi chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát. 

5. KPI giúp quản lý công việc hiệu quả

KPI giúp doanh nghiệp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép mọi người nhìn thấy những gì họ làm và những người xung quanh đang làm. Tất cả mọi người đều đảm bào làm việc theo đúng định hướng, mục tiêu đã đặt ra. 

Trên đây là những lợi ích của chỉ số KPI. Đừng bỏ qua những bài viết về chủ đề thú vị này trên Blognhansu nhé!

 KPI là một công cụ đo lường hiệu quả công việc, hiệu suất làm việc hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu KPI là gì và vai trò của nó là gì nhé!

1. KPI là gì? 

Hiện nay, khi nói về KPI, trong giới Quản trị nhân sự đang tồn tạo 3 kiểu định nghĩa. Mặc dù trong tiếng Anh, KPI chỉ đơn giản là Key Performance Indicators. 

- Định nghĩa 1: “KPI là một công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc theo thời gian cho một mục tiêu cụ thể”

KPI cung cấp các mục tiêu để các nhóm tìm kiếm, mốc quan trọng để đánh giá tiến độ và thông tin chi tiết giúp mọi thành viên trong tổ chức đưa ra được kế hoạch, định hướng tốt hơn. 

- Định nghĩa 2: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc quan trọng”

Định nghĩa này thường được dùng bởi những ai tiếp xúc với KPI như các HR chuyên đánh giá, HRM hoặc người đã tìm hiểu, qua các lớp đào tạo về KPI cơ bản.

- Định nghĩa 3: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả cốt yếu”

KPI này chỉ số cốt yếu, ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc được theo dõi và giám sát bởi lãnh đạo. Đây là định nghĩa phức tạp nhất mà giới chuyên gia - người tìm hiểu sâu hay thiên hướng đi vào học thuật mới sử dụng. 

2. Tác dụng chính của KPI

Xây dựng KPI cho từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp nhân viên xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt. Bên cạnh đó cũng tạo động lực cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình.

  • Nhờ KPI của từng nhân viên, doanh nghiệp dễ dàng xác định: 
  • Mức khen thưởng nhằm nâng cao tinh thần làm việc.
  • Tạo cơ sở để xác định các nội dung đào tạo nhân việc.
  • Hướng nhân viên hành xử theo văn hóa doanh nghiệp.

3. Vai trò của KPI trong doanh nghiệp

KPI nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể: 

- KPI giúp đo lường mục tiêu hiệu quả

- KPI tạo nên môi trường tốt để học hỏi

- KPI giúp tiếp nhận thông tin quan trọng nhanh chóng

- KPI tạo động lực làm việc của nhân viên

- KPI nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân

Mong rằng với những chia sẻ về KPI đã giúp bạn có thêm hiểu biết về chỉ số đặc biệt này. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và kiểm soát tiến độ công việc, hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu đã đề ra.

 Bất kỳ hệ thống nào cũng có những ưu và nhược điểm và BSC cũng vậy. Cùng tim hiểu trong bài viết này nhé!

Ưu điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

- BSC mang lại cấu trúc của chiến lược

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là cách thức hợp lý, có cấu trúc giúp người lãnh đạo được bao phủ dễ hiểu. BSC giúp giữ mục tiêu của doanh nghiệp ở trung tâm, sử dụng các đo lường cụ thể để theo dõi tiến trình hành động. 

- BSC giúp truyền thông chiến lược dễ dàng hơn

Khi doanh nghiệp đã có mục tiêu và chiến lược cụ thể. việc triển khai truyền thông trở nên dễ dàng hơn. Thứ nhất, BSC giúp nhân viên hiểu rõ kễ hoạch. Thứ hai, BSC giúp đối tác nắm được chiến lược cơ bản, việc trao đổi và hợp tác cũng vì thế mà thuận lợi hơn. 

- BSC gắn kết các dự án với nhau

Một ưu điểm của BSC đó là đảm bảo cả hệ thống đi đúng hướng. Doanh nghiệp xác định được mục tiêu chung, để đặt ra các chiến lược cụ thể. Các dự án dễ dàng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. 

- BSC cải thiên hiệu suất báo cáo

BSC là công cụ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình, kết quả đạt được hay sự cố phát sinh. Các nhà quản lý có thể kiểm tra, đánh giá các hoạt động đang diễn ra và hiệu quả thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện hoạt động. 

Nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

- BSC cần sự hỗ trợ từ lãnh đạo để thành công

- BSC không nên được sao chép chính xác từ các ví dụ

- Vấn đề khi quản lý thủ công

BSC là một công cụ quản trị hàng đầu hiện nay. Để BSC phát huy hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên linh hoạt với BSC, áp dụng sao cho đứng với tình hình, thực trạng hiện tại. 

 BSC được xem là bộ khung xương, là nền tảng để giúp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Mô hình BSC được hình thành bởi 4 yếu tố: khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ và học tập & phát triển. 

1. Thước đo tài chính (Financial) 

Với thước đo tài chính, BSC giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Cụ thể như lợi nhuận, tăng trưởng, vốn, nợ, dòng tiền hoạt động, hệ số vòng quay hàng tồn kho, ... 

Bên cạnh những chỉ tiêu trên, BSC còn đo lường các loại chi chí cố định, chi phí khấu hao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... Tài chính là nhân tố dễ dàng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược và là một phần không thể thiếu trong BSC. 

2. Thước đo khách hàng (Customer) 

Khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Bởi họ là người sẽ tạo nên doanh thu trong hiện tại và tương lai. Một khi đáp ứng nhu cầu và làm khách hàng hài lòng, nghĩa là công ty đã thành công. 

BSC với thước đo khách hàng dùng để đo lường thông qua việc giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Như kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách hàng mới là bao nhiêu, ... 

3. Thước đo quy trình nội bộ (Internal Business Processes)

Thước đo quy trình nội bộ giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm ở trong doanh nghiệp. Ví dụ như hiệu suất, tỷ lệ sai sót, thời gian chu trình, ... Bên cạnh đó, khía cạnh này còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, ... 

4. Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth) 

Thước đo này là cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được hiệu quả tốt như mong muốn. Thước đo học tập và phát triển là lợi thế để doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. 

Trên đây là 4 khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng BSC. 4 khía cạnh không riêng lẻ mà có sự liên hệ, gắn kết với nhau. 

 BSC được xem là một hệ thống quản lý, một hệ thống đo lường và một công cụ trao đổi thông tin. Cụ thể sẽ có trong bài viết này!

1. BSC là một hệ thống quản lý

BSC là gì. đó là một hệ thống quản trị chiến lược. Đây là phương pháp giúp chuyển đổi chiến lược thành các mục tiêu và hành động cụ thể. 

BSC đóng vai trò như một "người" giám sát, thiết lập và theo dõi các chiễn lược của mình. Đồng thời, BSC giúp loại bỏ những thứ thà thãi, sắp xếp công việc theo mục tiêu chung. 

2. BSC là một hệ thống đo lường

BSC là công cụ giúp đo lường nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và năng suất, hiệu quả công việc thế nào. BSC cũng hỗ trợ đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đề ra. Nhìn chung, BSC cho phép doanh nghiệp nhìn ra tương lai và viễn cảnh của chiến lược.

Với BSC là gì, doanh nghiệp xác định được liệu kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không. Cùng với KPI, BSC là công cụ giúp hiện thực hóa chiến lược của doanh nghiệp.

3. BSC là một công cụ trao đổi thông tin

Theo một khảo sát, BSC đóng vai trò quan trọng giúp trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Khi chưa áp dụng BSC, dưới 50% nhân viên nhận thức đúng và hiểu rõ về kế hoạch, mục tiêu của tổ chức. Và sau một năm thực hiện BSC, đã có gần 87% người hiểu về kế hoạch đó.

Cho nên, BSC giúp trao đổi thông tin. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về chiến thuật, hoạt động cụ thể đang diễn ra trong doanh nghiệp. Từ đó, BSC hỗ trợ nhân viên định vị được thương hiệu và vai trò của mình. 

Trên đây là 3 vai trò chính của BSC trong doanh nghiệp. BSC là công cụ tập trung vào sự dài hạn, gắn yếu tố tài chính với chiến lược phát triển. 

 "Xây dựng thang bảng lương như thế nào đối với doanh nghiệp nhỏ là hợp lý?" Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14, quy định: 

“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”

Vậy nên, khi tiến hành xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp cần: 

  • Tự xây dựng thang bảng lương.
  • Công bố công khai tại công ty trước khi thực hiện.
  • Nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Không cần nộp cho Phòng LĐTBXH mà chỉ cần xây dựng và lưu lại tại doanh nghiệp để khi cơ quan Nhà nước yêu cầu thì giải trình.

2. Tổng hơp 4 bước xây dựng thang bảng lương 


Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức

Bước 2: Xác định chi tiết các vị trí của từng bộ phận trong tổ chức

Bước 3: Xác định định mức chi phí cho các bộ phận là bao nhiêu %/tổng doanh thu dự kiến

Bước 4: Xây dựng thang bảng lương và chính sách chi trả, tăng, giảm lương thưởng

- Cung cấp số liệu

- Đề xuất phương án trả lương theo hình thức 3P 

- Sử dụng Excel vẽ ra ma trận

Trên đây là cách xây dựng thang bảng lương đơn giản mà hiệu quả. Nếu bạn gặp "khó" trong quá trình thực hiện thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

 Cách tính lương theo KPI như thế nào là chuẩn nhất cho doanh nghiệp? 

1. Cách tính lương theo KPI là gì? 

Hiểu đơn giản, cách tính lương theo KPI là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà đã đặt ra trước đó để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình. 

2. Cách tính lương theo KPI trong doanh nghiệp

Cách tính lương theo KPI không bị bó buộc bởi một quy tắc nhất định nào đó. Tùy thuộc cơ chế quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương khác nhau. Nhưng nhìn chung, doanh nghiệp thường có những cách tính sau đâu. 

Hiện nay phổ biến 2 cách tính lương theo KPI

- Tính lương trực tiếp theo KPI: Thường được dùng trong các trường hợp thuê ngoài, công tác viên, … của doanh nghiệp. 

- Tính thưởng phạt theo KPI: Đây là động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Nói đơn giản, công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với nhau.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tính lương theo KPI dựa theo 2P và 3P.

- Phương pháp 2P là cách tính lương dựa vào vị trí công việc và kết quả công việc mà người lao động hoàn thành.

Công thức: Lương 2P = P1 + P3

- Phương pháp 3P là công thức tính tiền lương dựa trên các yếu tố: vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích đạt được. 

Công thức: Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó: 

  • P1 (Pay for Position) - Trả lương dựa trên vị trí công việc
  • P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực cá nhân
  • P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả công việc

Trên đây là các cách tính lương theo KPI cho doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp bạn đang áp dụng phương pháp tính nào?