Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

 Là một hệ thống trả lương hàng đầu thế giới hiện nay, lương 3P mang đến những lợi thế nhất định trong doanh nghiệp. Hệ thống lương 3P tạo ra sự công bằng nội bộ trong hệ thống lương thưởng của công ty, giảm đi các yếu tố cảm tính và thiên vị cá nhân, đồng thời, tạo động lực để người lao động làm việc hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, mô hình này vẫn tồn tại những yếu điểm. 

Thứ nhất, với những doanh nghiệp lớn đã hoạt động nhiều năm, việc áp dụng 3P thay cho phương pháp lương cũ phải cực kỳ cẩn trọng. Bởi lẽ doanh nghiệp lớn thường có cơ cấu tổ chức phức tạp, với nhiều phòng ban chức năng, nhiều chức danh, vị trí công việc. Đặc biệt, có nhiều người lao động đang có mức thu nhập ổn định và tăng dần theo năm. 

Thứ hai, khi áp dụng mô hình lương 3P, chắc chắn hệ thống tiền lương sẽ bị đảo lộn. Nếu được tăng thêm thì người lao động (nhân viên) vui, còn nếu bị giảm đi họ sẽ phản ứng không hài lòng. 

Thứ ba, đưa hệ thống lương 3P vào, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá lại năng lực nhân viên để xếp lương cho phù hợp. Nhưng phần đánh giá năng lực này cũng dễ bị yếu tố cảm tính chi phối. Chưa kể tới sự mâu thuẫn giữa các phòng ban về chuyện thiếu khách quan, thiếu công bằng trong đánh giá. Trong trường hợp này, trả lương 3P làm mất đoàn kết nội bộ, chia rẻ trong không ít doanh nghiệp, công ty lớn. 

Trả lương từ lúc bắt đầu là một bài toán không hề đơn giản. Làm thế nào để thỏa mãn sự mong đợi của nhân viên nhưng không làm gia tăng chi phí và thúc đẩy sự phát triển là vấn đề luôn được quan tâm. Hệ thống lương 3P sẽ đạt hiệu quả nếu áp dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng bối cảnh. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/30/uu-nhuoc-diem-cua-he-thong-luong-3p/

 Mặc dù 5 bước xây dựng hệ thống lương 3P khá cụ thể và rõ ràng, nhưng khi bắt tay vào làm thì nhiều anh chị em còn khá lúng túng. Vậy là các phương án triển khai xây dựng ra đời. Nguyễn Hùng Cường - chuyên gia tư vấn về nhân sự đưa ra 4 phương án triển khai khi có chiến lược.


1. Bắt đầu từ thống nhất cơ cấu tổ chức

Đầu tiên là Thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> xây hệ thống Đãi ngộ 3P. 

2. Bắt đầu từ xây dựng hệ thống quản trị năng lực

Phương án này được thực hiện như sau: 

Xây dựng hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P. 

3. Bắt đầu từ xây hệ thống Quản trị hiệu suất

Với phương án này, bắt đầu từ xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3 >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P. 

4. Bắt đầu từ xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P (chính sách lương thưởng 3P) 

Đây là phương án được chuyên gia khuyên dùng khi xây dựng hệ thống lương 3P

Bắt đầu từ xây dựng hệ thống Đãi ngộ 3P >> thống nhất cơ cấu tổ chức >> xây hệ thống đánh giá giá trị công việc >> thang lương P1 >> xây hệ thống quản trị năng lực >> thang lương P2 >> xây hệ thống Quản trị hiệu suất >> thang thưởng P3. 

Để giải quyết bài toán xây dựng hệ thống lương 3P cần quá trình bài bản, chuyên nghiệp. Do vậy, nếu bạn muốn nâng cao tư duy và triển khai xây dựng được một mô hình lương 3P hoàn chỉnh, đừng bỏ qua khóa học lương 3P của blogger/chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường. 

Tham khảo: https://daotaonhansu.net/3ps-ky-thuat-trien-khai-va-xay-dung/

 "Hệ thống lương 3P hay cách tính lương 3P là hình thức trả lương dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: Pay for Position (P1) - lương theo vị trí công việc, Pay for Person (P2) - lương theo năng lực cá nhân và Pay for Performance (P3) - lương theo mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động".

Như vậy, hệ thống lương 3P được thiết kế dựa trên ba yếu tố chính P1, P2 và P3. Cách tính lương 3P hướng đến ba giá trị: Công bằng - Ghi nhận - Tạo động lực. Mục tiêu của lương 3P là đảm bảo sự công bằng cho đội ngũ nhân viên với mặc bằng chung của thị trường lao động, thu hút và giữ chân người tài. 

Bên cạnh đó, hệ thống cũng tạo động lực phát huy tối đa hiệu suất của nhân sự. Hiểu đơn giản phương pháp trả lương này giúp người lao động nhận được mức lương tương xứng với năng lực của mình. 

Công thức chung tính lương 3P như sau: 

P = P1 (Lương theo vị trí công việc) + P2 (Lương theo năng lực cá nhân) + P3 (Lương theo kết quả)

Vè để triển khai và áp dụng công thức tính lương 3P hiệu quả, doanh nghiệp/công ty nên xây dựng hệ thống lương 3P theo 5 bước sau: 

- Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận

- Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)

- Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương

Cách tính lương 3P mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (người thuê lao động) và nhân viên (người lao động) - phương thức win - win (hai bên cùng có lợi). 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/09/05/review-khoa-hoc-luong-3p-online/

 Được biết đến là hệ thống trả lương hàng đầu trên thế giới hiện nay, lương 3P sở hữu những ưu điểm tuyệt vời. Cụ thể đó là gì? 

1. Đảm bảo sự công bằng nội bộ

Đầu tiên, hệ thống lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị hay quan hệ cá nhân. Vì thế, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, yên tâm hơn trong quá trình làm việc tại công ty. 

Hơn nữa, lương 3P còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh mà bất kỳ ai hay tuổi nào đều nỗ lực làm việc và nâng cao công việc.

2. Động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng phát triển

Performance trong phương pháp lương 3P là trả lương theo kết quả, thành tích công việc đạt được. Nghĩa là, lương 3P khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm rủi ro, sản phẩm bị lỗi hay hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ đó, góp phần tăng năng suất của tổ chức, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

3. Cân bằng năng lực cạnh tranh thị trường

Bạn biết không nhiều doanh nghiệp đang sử dụng lương 3P tạo ra xu thế và quy chuẩn chung cho việc tính lương công bằng. Bên cạnh đó là đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí sức lao động nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung.

4. Làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo

Trong phương pháp lương 3P, Person là trả lương theo năng lực cá nhân. Cho nên, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng một quy chuẩn về khung năng lực hay dựa theo tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí. 

5. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá thành tích KPI

Công tác đánh giá dựa trên kết quả công việc giúp công ty có điều kiện liên tục quan sát và hoàn thiện hệ thống đánh giá nhân viên KPI. Đó không chỉ là cơ sở trả lương cho sự kết hợp chặt chẽ với công việc đạt được mục tiêu chiến lược công ty đề ra. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/09/12/phuong-phap-luong-3p-la-gi/


Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

 Bản đồ chiến lược là một công cụ tuyệt vời giúp nâng cao tư duy, truyền đạt các chiến lược, phương hướng và ưu tiên ở tổ chức. Vậy bản đồ chiến lược là gì? 

1. Bản đồ chiến lược là gì? 

"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Có thể hiểu đây là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về các chiến lược, mục tiêu.

Bản đồ xây dựng chiến lược thể hiện một cách trực quan, rõ ràng giúp trình bày chiến lược và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Nó được thiết kế để đưa toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ hiểu, dễ theo dõi và dễ áp dụng.

Dựa theo bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong thời gian sớm nhất. Bản đồ chiến lược là một công cụ không thể thiếu dành cho tổ chức trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược doanh nghiệp. Do vậy, nó được coi là một phần của Thẻ điểm cân bằng (BSC). 

2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC đối với doanh nghiệp

Với bản đồ chiến lược, lãnh đạo hay nhà quản lý có thể hình dung rõ hơn về các mục tiêu của họ và truyền đạt lại với cấp dưới. 

Cụ thể lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược

- Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính rõ ràng, phù hợp. 

- Xác định rõ ràng các bộ phận quan trọng của tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.

- Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến những ý tưởng đó trở thành kết quả cụ thể.

- Truyền tải các mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.

- Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng phù hợp như thế nào với chiến lược tổng thể.

 Cấu trúc Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả công việc, năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Vậy 4 yếu tố này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Thước đo tài chính 

Dựa trên thước đo tài chính, BSC giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, ... Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của hoạt động đó. 

Trong thời hiện đại, tài chính không phải thước đo duy nhất mà bạn cần quan tâm bởi chúng chỉ là một phần trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng luôn tồn tại rủi ro nhất định. 

2. Thước đo khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp, công ty. Bởi chính khách hàng là người sẽ tạo nên doanh thu của cả hiện tại và tương lai. Thước đo này dùng để trả lời câu hỏi: khách hàng đang thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện hướng tới sự hài lòng của khách hàng. 

3. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ

Nội bộ là một phần không thể thiếu trong một tổ chức. Một doanh nghiệp có hoạt động trơn tru hay không là do chính quá trình làm việc và vận hành của đội ngũ nhân viên. Thước đó quá trình nội bộ trong BSC giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát và rút ra bài học. 

Doanh nghiệp nên rà soát thường xuyên các quy trình nội bộ để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đưa là điều chưa phù hợp. Sau đó là đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào trở thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 

4. Thước đo học tập và phát triển

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp đó là chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc. Mọi nhân tố đều có thể học hỏi, trau đồi tốt hơn song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ. 

Bốn thước đo trong Thẻ điểm cân bằng (BSC) được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đã đặt ra từ trước. 

 Với những người mới tiếp cận Thẻ điểm cân bằng (BSC) thường đặt câu hỏi "BSC là gì". Và lợi ích của Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp là gì. 

1. Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì? 

BSC hay Balanced Scorecard nghĩa là Thẻ điểm cân bằng/Thẻ cân bằng điểm. BSC nói một cách dễ hiểu là một công cụ giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu và chiến lược của mình. Mục đích ban đầu của BSC là gì là cân bằng các chỉ số tài chính với định hướng giá trị trong tương lai của đơn vị. 

Hơn thế, Thẻ điểm cân bằng còn là công cụ cung cấp thông tin nhanh chóng về tiến trình thực thi các mục tiêu cụ thể. BSC có thể là bộ khung xương, là nền tảng để tổ chức đánh giá hiệu suất. Nó giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược và đưa ra những giải pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời. 

2. Lợi ích của Thẻ điểm cân bằng 

BSC là một thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người, nhất là nhà lãnh đạo hay người làm nhân sự. Vậy BSC mang lại những lợi ích gì và nó có thực sự quan trọng? Cùng tìm hiểu nhé!

2.1 BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp nhà quản lý lập kế hoạch chiến lược bài bản và chuyên nghiệp với các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Theo đó, Thẻ điểm cân bằng là phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. BSC cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh được mô tả trong bản đồ chiến lược giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược khác nhau.

2.2 BSC giúp phối hợp các dự án và kế hoạch tốt hơn

Một lợi ích quan trọng của BSC đó là giúp các nhóm, bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai dự án. Để tăng cường hiệu quả tương tác, ban lãnh đạo có thể sử dụng mô hình BSC để gia tăng sự hợp tác của các nhóm, phòng ban hay toàn bộ bộ máy.

2.3 BSC giúp cải thiện giao tiếp và quá trình triển khai chiến lược kinh doanh

Cải thiện giao tiếp và thực thi chiến lược chính là ưu điểm khi sử dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mô hình BSC mang đến cái nhìn về chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt nội dung chiến lược kinh doanh bên trong và bên ngoài.

2.4 BSC giúp cải thiện báo cáo hiệu suất

Thẻ điểm cân bằng (BSC) còn được sử dụng để hướng dẫn thiết lập các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng. Đồng thời, giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

2.5 BSC giúp tổ chức và điều phối tốt hơn

Trong một doanh nghiệp, việc tổ chức và điều phối nhân lực, tài chính, thời gian, … cho các chiến lược kinh doanh là điều cần thiết. Điều này giúp tăng hiệu suất, giảm rủi ro và tiết kiệm tối đa nguồn lực. BSC hỗ trợ các công ty điều chỉnh cơ cấu bộ máy phù hợp nhất với mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. 

2.6 BSC giúp quản lý thông tin tốt hơn

Lợi ích khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng chính là quản lý và xử lý thông tin chính xác hơn. Các dữ liệu thông tin mang tính sống còn phải được lưu trữ và phân tích tối ưu nhất.